Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ lớn dần và có ý thức về những hành động của mình, chúng sẽ bắt đầu biết nói dối. Khi phát hiện trẻ nói dối, các bậc phụ huynh thường tỏ ra giận dữ, la mắng hay thậm chí là trừng phạt trẻ. Thế nhưng, những cách này thường không mang lại hiệu quả cao. Thậm chí trẻ còn tiếp tục nói dối nhiều hơn. Do đó, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách dạy trẻ không nói dối mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Vì sao trẻ hay nói dối?
Nói dối là hành vi hình thành từ nhỏ. Và các nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do:
Vì không muốn làm bố mẹ thất vọng
Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ nói dối đó là xuất phát từ việc các bé rất yêu bố mẹ và chúng không bao giờ muốn làm bố mẹ buồn hay thất vọng.
Sợ bị đánh đòn
Không ít phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục “Thương cho roi cho vọt”. Do đó, khi trẻ phạm lỗi thường lấy phương pháp này ra để áp dụng. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ nói dối để tránh bị đánh đòn.
Vì lợi ích cá nhân
Nguyên nhân khiến trẻ nói dối có thể vì lợi ích cá nhân. Cụ thể đó là, vì muốn được khen, muốn được yêu thương, quan tâm hay muốn có một món quà nào đó là trẻ không ngần ngại bịa ra những điều không đúng sự thật chỉ để làm vừa lòng người lớn và đạt được lợi ích mong muốn.
Trẻ sợ bị chê cười, la mắng
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu mới làm ra những hành động xấu. Vì thế, khi lỡ làm việc gì đó không đúng trẻ thường nói dối để không ai biết chuyện đó. Bởi trẻ rất sợ nếu nói thật mọi người sẽ la mắng và cười chê.
Sợ bị xem là người xấu
Khi phạm phải một lỗi nào đó, trẻ thường chọn cách nói dối. Vì nếu thừa nhận sự thật, trẻ sẽ biến thành người xấu và bị mọi người chê cười.
Do ảnh hưởng từ người lớn
Trên thực tế, có một số việc bố cũng nói dối và vô tình nói dối trước mặt trẻ. Dù nói dối để đạt được mục đích riêng chăng thì cũng vô tình làm gương xấu cho trẻ noi theo.
Cách dạy trẻ không nói dối
Nhiều bậc phụ huynh thường rất lo lắng khi thấy con nói dối. Do đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra đó là làm thế nào để dạy trẻ không nói dối? Theo các chuyên gia, trong trường hợp đối mặt với trẻ nói dối, cha mẹ hãy áp dụng những cách sau đây:
Không buộc tội trẻ
Cách dạy trẻ không nói dối đầu tiên được nhắc đến đó là không nên buộc tội trẻ. Nếu bố mẹ buộc tội trẻ nói dối sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ nói dối nhiều hơn vào những lần sau. Thay vào đó, bố mẹ nên nói chuyện nghiêm túc với trẻ về những hành vi nói dối và cách khắc phục việc làm sai trái.
Nên khuyến khích trẻ nói ra sự thật
99% các bậc phụ huynh thường tỏ ra tức giận, quát tháo, la mắng khi phát hiện trẻ nói dối. Và chính điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, thậm chí bị tổn thương. Do đó, để dạy trẻ không được nói dối, bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh. Tiếp theo đó là giải thích nhẹ nhàng với trẻ rằng nói dối là hành vi vô cùng xấu. Đồng thời, hãy cho trẻ biết bạn không thể tin tưởng nếu trẻ cứ tiếp tục nói dối vào những lần sau. Điều này sẽ khuyến khích trẻ nói ra sự thật và luôn trung thực trong từng lời nói.
Bố mẹ hãy làm gương cho trẻ
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tính cách của trẻ. Chính vì vậy, cách dạy trẻ không nói dối đó là bố mẹ phải luôn thành thật và làm gương cho trẻ noi theo. Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao.
Cho trẻ thấy hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối
Để dạy trẻ không nói dối, bố mẹ có thể cho trẻ thấy những hậu quả nghiêm trọng từ hành vi này. Bố mẹ nên nêu ra ví dụ cụ thể, thậm chí là những trường hợp người thật, việc thật có hành vi nói dối để răn đe con, Lâu dần trẻ sẽ có xu hướng nói thật vì chúng biết rằng nếu nói dối sẽ khiến tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xây dựng niềm tin
Việc xây dựng niềm tin giữa trẻ và bố mẹ cũng là cách dạy trẻ không nói dối hiệu quả. Vì khi trẻ có niềm tin với bố mẹ, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi và dễ dàng bày tỏ sự thật nếu làm sai việc gì đó.. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên động viên và khen ngợi khi trẻ thành thật nhé.
Phạt trẻ như thế nào khi trẻ nói dối?
Bên cạnh việc áp dụng cách dạy trẻ không nói dối, các bậc phụ huynh cũng cần đưa ra hình phạt nếu trẻ liên tục lặp lại hành vi nói dối.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ nên áp dụng những hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu. Tuyệt đối, không được áp dụng các hình phạt khắc nghiệt vì sẽ gây ám ảnh đối với tâm lý của trẻ.
Lúc này, bố mẹ có thể bắt trẻ đứng khoanh tay 15 phút và hứa từ nay không nói dối nữa; hay có thể cho trẻ chép phạt 20 lần câu “con hứa sẽ không nói dối nữa” để trẻ nhớ; phạt trẻ làm các công việc nhà đơn giản; không mua đồ chơi mới cho trẻ trong tháng tới;…
Việc áp dụng các hình phạt nhẹ nhàng kể trên sẽ giúp bé khắc sâu vào suy nghĩ để không lặp lại hành vi nói dối. Đồng thời, đây cũng là cách giúp rèn luyện các kỹ năng khác một cách toàn diện.
Hy vọng với những cách dạy trẻ không nói dối kể trên đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con phát triển toàn diện. Đồng thời, trở thành những người con ưu tú và có ích cho xã hội. Bố mẹ cùng đừng quên theo dõi https://vnkid.vn/ để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!
Tham khảo thêm: Trẻ nhút nhát thì phải làm sao?