Trên thực tế, vấn đề nào cũng mang lại mặt tích cực, tiêu cực và việc chơi game ở trẻ nhỏ cũng vậy. Dưới đây là những lợi ích và tác hại của việc cho bé chơi game, bố mẹ có thể tham khảo để đưa ra quyết định có nên cho trẻ em chơi game không? Hay liệu có nên cấm con chơi game không?
- Liệu nên cho trẻ học võ từ mấy tuổi là thích hợp nhất?
- Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức – Những hệ lụy khôn lường
Chúng ta có nên cho trẻ em chơi game không?
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc cho trẻ em tiếp xúc sớm với tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn… là điều khó tránh khỏi, đặc biệt các bé sống ở thành phố phát triển.
Thường lý do mà bố mẹ để trẻ xem tivi, chơi game trên điện thoại… khi còn nhỏ là do không có nhiều thời gian rảnh rỗi cùng con, muốn bé ở yên một chỗ, dụ dỗ bé ăn cơm…
Khi con còn nhỏ thì bố mẹ chưa có sự lo lắng gì về việc bé chơi điện thoại, xem tivi nhiều do trẻ chưa biết sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử này. Nhưng khi trẻ đã đủ nhận thức, bố mẹ lại trở nên lo lắng rằng liệu có nên cho con chơi game không? Và trẻ em chơi game có tốt không?
Phần lớn các bậc phụ huynh đều cho rằng tuyệt đối không nên để trẻ chơi game và cấm tuyệt đối trẻ sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết (ngoài việc học hành). Gay gắt hơn, không ít phụ huynh quy chụp rằng chơi game sẽ làm trẻ trở nên hư hỏng, khó dạy bảo, hỗn láo và sa vào tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế có nên cho trẻ em chơi game không? Câu trả lời lại là có nhưng ở mức độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi. Và chủ đề này cũng đã được một số chuyên gia nghiên cứu, chứng minh việc chơi game không hề xấu như các bậc phụ huynh lầm tưởng.
Điển hình như trong một vài nghiên cứu của các học giả ở đại học Michigan (thực hiện trên 500 trẻ em trong độ tuổi là 12 tuổi) cho biết: Trẻ nhỏ chơi càng nhiều game điện tử khác nhau chúng càng sáng tạo hơn trong viết truyện và vẽ tranh.
Những lợi ích và tác hại khi để trẻ em chơi game
Trong quá trình giáo dục con cái, bố mẹ cần tìm hiểu rất nhiều vấn đề như cách dạy con tránh khỏi những nguy hiểm, có nên để trẻ em chơi game không, có nên cấm con chơi game không… để bé phát triển một cách tốt nhất và hình thành nên các tính cách tốt.
Việc chơi game ở trẻ em mang đến hai mặt lợi và mặt hại. Tùy vào cách dạy dỗ của bố mẹ mà các trò chơi sẽ mang lại nhiều lợi ích, kiến thức cho trẻ. Ngược lại, game sẽ đẩy bé vào con đường lầm lỗi, nhiễm nhiều thói hư tật xấu. Cụ thể:
Lợi ích của việc chơi game đối với trẻ em
- Việc tiếp xúc với nhiều trò chơi hấp dẫn, mang tính chất khám phá, phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo hơn. Theo đó, những đồ họa đẹp mắt, nhiều màu sắc cuốn hút sẽ kích thích khả năng suy nghĩ và tưởng tượng của bé. Ở các trò chơi điện tử hiện nay thường có nhiều cấp độ, chúng thử thách bạn đi từ cấp độ dễ đến cấp độ khó, đòi hỏi kinh nghiệm và trí tuệ. Và điều này sẽ khiến bé động não, suy nghĩ tìm cách để giải đố, vượt qua thử thách và tự tin sẵn sàng chiến đấu.
- Nhiều trò chơi yêu cầu về tính phối hợp, kết hợp nhịp nhàng giữa đồng đội mới có thể giành chiến thắng. Thông qua quá trình này, trẻ học được nhiều cách giao tiếp, cởi mở hơn với người khác và khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm. Đây là lý do mà bố mẹ nên cân nhắc có nên cho trẻ em chơi game không? Cũng như không nên cấm con chơi game.
- Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho biết, trên thực tế, có không ít trẻ em khả năng đọc rất kém vì bé thiếu tập trung. Việc chơi game sẽ rèn luyện sự tập trung, nâng cao khả năng định hướng và khai thác các thông tin xung quanh. Nhờ đó, bé cải thiện được khả năng đọc nghe và rèn luyện tư duy. Nếu bé của bạn cũng rơi vào trường hợp này thì còn băn khoăn gì về có nên cho con chơi game không mà không tìm trò chơi phù hợp để bé nhanh đọc thành thạo.
Tác hại của việc chơi game đối với trẻ em
- Việc trẻ ngồi chơi game quá lâu, trong hàng giờ đồng hồ, ít vận động sẽ khiến bé dần trở nên thụ động, không thích giao tiếp, đặc biệt là bị thừa cân, béo phì.
- Vì do ngồi lì chơi game, không được vận động đúng cách khiến xương của trẻ không được phát triển tốt, thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Thêm vào đó, việc quá tập trung vào thực hiện theo các thao tác trong trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần còn làm tăng nguy cơ cao bị tổn thương gân ở các ngón tay.
- Chơi game trong phòng thiếu ánh sáng, ngồi gần máy tính quá lâu sẽ làm mắt bị mỏi và dẫn đến tình trạng bị cận thị nặng.
- Khi chơi những trò chơi không phù hợp với độ tuổi, có hại với trẻ nhỏ, đặc biệt là các game bạo lực, chứa nhiều hình ảnh ghê rợn có thể tác động mạnh đến tư tưởng của trẻ. Thường thấy nhất là khi ngủ, trẻ nhỏ hay nằm mơ và sợ hãi. Lâu dần, tâm sinh lý của bé bị thay đổi, có hướng trở nên dễ cáu gắt, bạo lực và nỗi loạn. Nghiêm trọng hơn nữa là bé trở nên nghiện game, bỏ bê việc học, ảnh hưởng đến xã hội.
Làm thế nào để con trẻ chơi game mà không nghiện?
Bên cạnh có nên cho trẻ em chơi game không, trẻ em chơi game có tốt không? thì cách giúp bé không bị nghiện game cũng là vấn đề mà hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm đến.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho biết, để tránh trẻ em chơi game nhiều, trong tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến trò chơi thì bố mẹ hãy:
- Giúp trẻ tránh xa những trò chơi có hại: Bạn nên kiểm tra, giám sát để tránh trẻ con chơi game có nội dung bạo lực, chú trọng vào thành tích xếp dạng dành cho người lớn. Bởi vì, khi để trẻ em chơi game này sẽ bị ảnh hưởng về hành động trong trò chơi cũng như các ngôn ngữ gay gắt, thô tục. Thay vào đó, cho trẻ con chơi game phù hợp với độ tuổi, giới tính và lành mạnh. Trước khi tải game về thiết bị điện tử, bố mẹ hãy tìm kiểu kỹ càng nội dung game, xem đánh giá và nhận xét để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Tiếp xúc với game ở mức độ phù hợp: Bố mẹ chỉ nên đặt ra quy định về thời gian chơi game cụ thể. Chẳng hạn như mỗi ngày bé có thể chơi game trong khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi làm hết bài tập về nhà. Song song với đó, bố mẹ hãy lập kế hoạch vui chơi, vận động thể thao, giao lưu kết bạn… để bé biết được ngoài game ra thì còn nhiều thứ thú vui khác.
- Để con chơi game trong không gian chung: Bạn không nên để các con chơi game một mình trong phòng riêng. Vì đôi khi các bé có thể táy máy, tò mò nhấn nhầm hoặc chơi những game không tốt cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần tạo không gian chơi game thông thoáng, đủ ánh sáng nhằm giúp bé không nhìn vào màn hình máy tính quá lâu gây ảnh hưởng tới mắt.
Giải pháp cho trẻ nghiện game
Trong trường hợp bạn phát hiện trẻ có dấu hiệu nghiện game quá mức hoặc đang tìm kiếm một phương pháp cai nghiện game cho con thì hãy thử ngay những cách sau đây. Đừng cố gắng cấm trẻ em chơi game bằng những biện pháp mạnh bạo vì càng cấm trẻ càng muốn làm và nổi loạn hơn.
- Đầu tiên, bố mẹ hãy thử trò chuyện, tâm sự cùng với các con. Hãy cho con thấy rằng việc chơi game chỉ mang đến mục đích là giải trí và có nhiều điều thú vị, cuốn hút khác để con khám phá.
- Cố gắng tìm một hành động hay trò chơi khác vui vẻ hơn nhằm thu hút sự chú ý của các bé. Ví dụ, bố mẹ có thể rủ con chơi thể thao, đọc sách, đạp xe, vẽ tranh…
- Hãy thử trở thành một người bạn, người đồng hành cùng với các con trong một số trò chơi. Việc chơi game cùng với trẻ sẽ nhanh chóng giúp bạn nắm bắt được tâm tư cũng như kiểm soát hành động của con. Đồng thời, khiến bé trở nên cởi mở, dễ trao đổi và nói chuyện hơn với bố mẹ.
- Thay vì cấm tuyệt đối cho con chơi game, bố mẹ hãy thử để việc chơi game là một phần thưởng khi trẻ hoàn thành bài tập, đạt thành tích cao hay giúp bạn một việc gì đó… Nếu như bé thực hiện không đúng theo yêu cầu hay chưa hoàn tất nhiệm vụ thì bạn hãy cho con biết rằng hình phạt sau đó là không được chơi game trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng…
Trong trường hợp bố mẹ bận bịu với công việc, muốn biết hành tung của con hay xem bé đang làm gì, có chơi game không thì hãy trang bị ngay một chiếc đồng hồ định vị trẻ em Wonlex. Với chiếc đồng hồ này, bạn có thể nghe được âm thanh, xem hình ảnh từ phía bé một cách rõ ràng mà không sợ làm ảnh hưởng đến con, khiến bé khó chịu.
Xem các sản phẩm đồng hồ tại link: https://vnkid.vn/dong-ho-dinh-vi/
Ngoài ra, đồng hồ định vị trẻ em Wonlex còn cho khả năng định vị vị trí chuẩn xác tuyệt đối, gọi khẩn cấp SOS nhanh chóng và nghe gọi 2 chiều dễ dàng… Nhờ đó, giúp trẻ phòng tránh được các tình huống nguy hiểm xảy ra và bố mẹ yên tâm hơn khi con ra ngoài vận động một mình, đi chơi cùng bạn bè không sợ bị lạc.
Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này của https://vnkid.vn/ sẽ giúp các bậc phụ huynh có được lời giải đáp tốt nhất có nên cho trẻ em chơi game không? Cũng như nên làm gì để trẻ không bị nghiệm chơi game trong thời đại công nghệ hiện nay. Từ đó, giúp bé chú tâm vào việc học tập và phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần.