Ở độ tuổi lên 7, trẻ cần được kết hợp giữa học và chơi, vừa giúp con thư giãn giải trí, vừa giúp con tiếp thu thêm kiến thức mới. Dưới đây VNKID Việt Nam sẽ giới thiệu top đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi rất phù hợp mà cha mẹ có thể tham khảo.
Những tiêu chí khi chọn đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi
Khi chọn đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi lên 7, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ 1: Nên chọn đồ chơi theo sở thích của trẻ. Bố mẹ có thể quan sát xem trẻ thích đồ chơi thiên hướng nào, màu sắc và chủ đề nào để đưa ra lựa chọn thích hợp.
Thứ 2: Đồ chơi nên mang tính giáo dục. Trẻ ở độ tuổi lên 7 cần học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng khác nhau trong cuộc sống như tư duy logic hay sự sáng tạo. Bố mẹ có thể căn cứ vào đó để chọn đồ chơi theo các phương pháp giáo dục khác nhau như Montessori hay STEM.
Thứ 3: Không nên mua đồ theo các xu hướng hot trên mạng xã hội. Một số cha mẹ thường xem review trên mạng xã hội và đưa ra quyết định mua đồ chơi nhanh chóng. Điều này rất không nên, những món đồ chơi nếu như không mang lại giá trị giáo dục, vừa tốn kém, vừa tốn thời gian nên được dành ưu tiên cho món đồ khác.
Thứ 4: Chọn đồ chơi phù hợp với tích cách của từng trẻ là yếu tố quan trọng. Nếu phù hợp, trẻ sẽ chơi lâu dài và không cảm thấy bị nhàm chán, cũng như không dễ bỏ cuộc.
Thứ 5: Cha mẹ cần lựa chọn địa chỉ uy tín để mua được đồ chính hãng cho trẻ, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Gợi ý đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi cha mẹ nên cân nhắc
Để con phát triển toàn diện thông qua các trò chơi mà học, cha mẹ có thể tham khảo một số mẫu đồ chơi sau:
1. Lego lắp ráp
Trong số những đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi, món đồ chơi không thể bỏ qua đó là lego. Lego có nhiều loại khác nhau, cha mẹ không nên chọn miếng lego quá nhỏ đối với trẻ ở độ tuổi này. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên được chọn lego theo sở thích, ví dụ các bé gái thường thích lâu đài có công chúa, các bé trai thường thích lắp lego các mẫu hình ô tô, xe tăng…
Mỗi bộ lego sẽ cần khoảng 1, 2 ngày mới lắp xong. Sau khi hoàn thành, trẻ còn có thể sáng tạo nên các cách lắp khác nhau tùy thuộc vào độ sáng tạo. Quá trình này giúp trẻ có sự kiên trì, tỉ mỉ và phát huy trí sáng tạo tối đa.
2. Lắp mô hình 3D
Những món đồ chơi an toàn này được các chuyên gia giáo dục khuyến khích. Vì trong giai đoạn 7 tuổi, các tế bào thần kinh trong não trẻ có sự phát triển mạnh mẽ. Việc tư duy để lắp ghép những mảnh phù hợp để tạo thành mô hình 3D hoàn chỉnh sẽ là “bài toán thú vị” đối với các em nhỏ.
3. Rút thanh gỗ
Những miếng gỗ với các thanh hình chữ nhật, được xử lý kỹ càng từ chất liệu gỗ là món đồ chơi an toàn và có tính giáo dục cao. Trẻ có thẻ chơi món đồ này với người thân trong gia đình. Đây là món đồ chơi giúp phát huy tư duy, sự khéo léo và dẻo dai của đôi tay.
4. Rubik
Các khối Rubik phù hợp cho cả bé trai và bé gái. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn luyện đôi tay mà còn tư duy nhanh nhạy. Các khối Rubik muốn trở về cùng 1 mặt cần phải tuân theo một quy luật nhất định, việc ghi nhớ các quy luật này để thực hiện xoay hình thực sự không đơn giản.
5. Robot lập trình
Một trong những đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi đáng cân nhắc đó là những con robot được lập trình. Đồ chơi này theo định hướng giáo dục STEM nên dễ chơi, dễ học và trẻ sẽ thỏa sức lắp ghép với các bộ phận, các mô đun điện tử, và đồng thời có thể học cách viết mã để lập trình, điều khiển được robot. Đồ chơi này rất thích hợp để trẻ khám phá, tăng cường khả năng sáng tạo.
Ngoài những món đồ chơi, trẻ 7 tuổi cha mẹ có thể trang bị cho con một vài vật dụng cần thiết, vừa bảo vệ an toàn cho con khi ở xa, vừa giúp trẻ biết quản lý thời gian. Một chiếc đồng hồ định vị thông minh rất thích hợp cho trẻ. Đồng hồ của các hãng Masstel Smart Hero, MyKID, Kidcare, Wonlex… với khả năng định vị, giúp cha mẹ có thể quan sát con từ xa, tích hợp nút gọi SOS trong trường hợp khẩn cấp và có tích hợp nhiều game hữu ích tránh cho trẻ cảm thấy nhàm chán. Sản phẩm này thay thế một chiếc đồng hồ và một chiếc smartphone nên có thể giúp trẻ giữ liên lạc với gia đình mọi lúc.
Tuy nhiên, dù mua đồ chơi thông minh cho bé 7 tuổi nào đi chăng nữa, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đồng hành, chơi cùng con. Như vậy vừa gắn kết tình cảm gia đình, vừa kích thích khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ.