Bệnh cận thị ở trẻ nhỏ đang ngày một gia tăng và trở thành mối lo ngại của các bậc phụ huynh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây dị tật khúc xạ ở trẻ, từ thói quen sinh hoạt, đọc sách, vui chơi đến chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, cho dù do nguyên nhân nào thì bố mẹ cùng nên tìm hiểu cách phòng chống cận thị ở trẻ em để đảm bảo con có đôi mắt sáng và khỏe mạnh nhất.
- Tư thế ngồi học chuẩn cho bé là như thế nào?
- Làm thế nào để bé phát triển chiều cao tối đa?
Cận thị là gì?
Cận thị chính là một loại tật khúc xạ phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị học được đang có xu hướng gia tăng và ở mức báo động. Khi bị cận thị, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhìn các vật thể ở xa và lúc học tập.
Theo các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cho biết, dựa theo mức độ mà cận thị được chia là 3 loại như sau:
- Cận thị nhẹ: Dưới – 3.00 Diop
- Cận thị trung bình: Từ – 3.00 Diop đến – 6.00 Diop
- Cận thị nặng: Từ – 6.00 Diop trở lên
Những nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ bị cận thị thường là do thói quen sinh hoạt, học tập và di truyền từ bố mẹ. Cụ thể:
Cận thị do di truyền
Theo các nghiên cứu khoa học, có hơn 24 gen có liên quan mật thiết đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ em. Cận thị liên quan nhiều tới cấu trúc mắt, vì vật tật cận thị hoàn toàn có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ di truyền sang cho con là khoảng 23% – 40%. Trường hợp bố mẹ không bị cận vẫn có 6% – 10% khả năng con cái sinh ra bị tật cận thị.
Cận thị do ngồi học sai tư thế
Phần lớn trẻ em hiện nay ngồi học không đúng tư thế, mắt gì sát vào sách vở và cong lưng. Nếu bố mẹ không dạy, hướng dẫn và điều chỉnh tư thế ngồi học đúng không chỉ khiến trẻ bị bệnh gù lưng mà còn gặp vấn đề về mắt, cụ thể là cận thị.
Cận thị do lạm dụng công nghệ
Sử dụng các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cận thị ở trẻ em. Ánh sáng độc hại phát ra từ màn hình của thiết bị điện tử có thể xuyên qua các lớp bọc ánh sáng tự nhiên ở nhãn cầu, tác động trực tiếp tới đáy mắt khiến mắt bị khô và tăng độ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại, máy tính, Ipad hay xem tivi quá nhiều, liên tục trong thời gian dài sẽ khiến thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, từ đó dẫn đến tật cận thị.
Cận thị do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày tuy không làm giảm tật cận thị nhưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế tăng độ. Theo đó, những thực phẩm mà bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của con để cải thiện thị lực cũng như phòng chống cận thị ở trẻ em là: cà rốt, cà chua, cải bó xôi, các loại hạt, trứng…
Cận thị do không khám mắt định kỳ
Khi gặp những triệu chứng như: mỏi mắt, nhức mắt, mờ mắt, đau đầu… chứng tỏ thị giác bé đang gặp vấn đề. Lúc này, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng của thị giác. Đồng thời, 6 tháng/ 1 lần nên cho trẻ khám mắt định kỳ để sớm phát hiện tật khúc xạ ở mắt và có hướng can thiệp hiệu quả.
Cách phòng chống cận thị ở trẻ em
Tật cận thị gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày, quá trình học hành và tham gia thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe của bé. Hơn nữa, cận thị còn là yếu tố khiến trẻ mất đi cơ hội được làm công việc yêu thích. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và áp dụng các cách phòng chống cận thị ở trẻ em được chia sẻ từ chuyên gia càng sớm càng tốt:
Cha mẹ cần nhắc nhở con không học tập, vui chơi ở nơi thiếu ánh sáng
Một trong những điều cốt yếu nhất liên quan đến thị lực là ánh sáng thích hợp. Bố mẹ hãy luôn đảm bảo bé có ánh sáng tốt nhất khi đọc sách, học tập và vui chơi. Việc ánh sáng quá mạnh hay quá yếu đều làm cho mắt của trẻ bị mỏi và nhức.
Trẻ em thường có thói quen đọc truyện, vui chơi, xem điện thoại trong ánh sáng lờ mờ, nhất là khi lên giường. Đây là thói quen hoàn toàn không tốt, bố mẹ cần nhắc nhở và điều chỉnh ngay để chống cận thị cho trẻ em.
Lựa chọn bàn học phù hợp – Cách phòng chống cận thị ở trẻ em hiệu quả
Trang bị loại bàn, ghế ngồi học phù hợp với chiều cao và vóc dáng của trẻ là điều mà bố mẹ không nên bỏ qua để phòng tránh cận thị cho trẻ. Để chọn được loại bàn thích hợp nhất cho con, các bậc phụ huynh có thể dựa vào công thức sau:
- Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể bé x 0.27
- Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể bé x 0.46
Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn mẫu bàn học thông minh chống gù lưng và chống cận thị thay vì đặt mua loại thông thường. Với bàn học thông minh được thiết kế khả năng điều chỉnh chiều cao dễ dàng nên, tích hợp nhiều tính năng hiện đại nên không chỉ chống cận thị cho bé mà còn phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả.
Chống cận thị cho trẻ em với tư thế ngồi học chuẩn
Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo cho mắt của trẻ luôn khỏe mạnh và phòng chống cận thị cho trẻ, bố mẹ nên dạy con ngồi học đúng tư thế. Theo đó, cách ngồi học bài chuẩn là khoảng cách từ mắt đến mặt bàn từ 30cm – 40cm, lưng thẳng đứng, hai chân để thoải mái và mắt nhìn thẳng vào sách vở, không nghiêng sang một bên.
Đừng để trẻ tiếp xúc quá lâu với TV, điện thoại, máy tính
Trẻ em vốn thông minh nên việc sử dụng các thiết bị điện tử với bé là không có gì khó khăn cả. Một khi đã dùng rành trẻ sẽ càng đam mê và lạm dụng các thiết bị điện tử hơn. Vì thế, để tránh bé sử dụng điện thoại, máy tính, tivi… trong nhiều giờ gây ảnh hưởng đến mắt thì bố mẹ nên tìm cách hạn chế trẻ dùng. Chẳng hạn như cho con chơi lego, xếp hình, các trò chơi dân gian…
Phụ huynh có thể tham khảo đồ chơi xếp hình chính hãng tại link: https://vnkid.vn/do-choi-xep-hinh/
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý thêm về khoảng cách ngồi xem tivi và dùng thiết bị công nghệ đúng. Với tivi, bố mẹ cần đảm bảo trẻ ngồi xem cách màn hình từ 3m – 3.5m. Còn với những thiết bị điện tử khác thì ít nhất là một cánh tay. Đây là cách phòng chống cận thị ở trẻ em hiệu quả mà bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua.
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách phòng ngừa cận thị ở trẻ em hiệu quả. Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều những dưỡng chất tốt cho mắt như:
- Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, sữa, gan động vật, lòng đỏ trứng…
- Kẽm có chứa nhiều trong trứng, gan, cá trích, sò biển…
- Selen thường có nhiều trong cà rốt, cá, tôm hải, nấm, đậu tương…
- Vitamin B1, B2 có chủ yếu trong thịt nạc, rau lá xanh, trứng, sữa bò…
- Crom dồi dào trong nấm, nước nho, thịt bò, gan động vật…
- Canxi có chủ yếu trong lòng đỏ trứng, cá, hải sản, rau câu…
Uống thuốc bổ cho mắt
Thuốc bổ mắt cho công dụng bổ sung đầy đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết có lợi đối với thị giác, giúp mắt luôn được sáng khỏe, tránh bị khô, mỏi và phòng tránh tật cận thị ở trẻ.
Dạy trẻ cách thư giãn cho mắt
Khi trẻ học bài hay đọc sách trong thời gian dài, bố mẹ nên nhắc nhở con dành ít thời gian nghỉ ngơi để mắt thư giãn. Cụ thể, cứ khoảng 1 giờ học bài thì nên cho bé nghỉ giải lao 5 phút. Ngoài ra, bé cũng cần tập luyện thể dụng cho mắt, vận động và ngủ đủ giấc mỗi ngày để mắt được chăm sóc tốt nhất.
Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ
Khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án can thiệp kịp thời khi mắt bé đang gặp vấn đề. Các bậc phụ huynh nên chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín để đảm bảo kết quả thăm khám được chuẩn xác nhé.
Ngoài ra, khi trẻ có các biểu hiện như: nheo mắt liên tục khi đọc sách, thường xuyên bị dụi mắt, nhìn xa không rõ, cúi sát đầu khi đọc sách… thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì đâu là những dấu hiệu của tật cận thị.
Qua những chia sẻ trong bài viết này, https://vnkid.vn/ mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng thể về tật cận thị ở trẻ em. Đặc biệt là biết cách phòng chống cận thị ở trẻ em để đảm bảo thị giác con luôn sáng và khỏe mạnh. Từ đó, giúp bé học hành hiệu quả và có thể tham gia vào mọi hoạt động thể thao yêu thích mà không phải lo sợ vì bị cận thị.