Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt?

Trẻ bị bắt nạt là một vấn nạn đang có xu hướng gia tăng ở nước ta trong những năm gần đây. Những hậu quả mà vấn nạn này gây ra đối với các đứa bé bị bắt nạt là không hề nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về vấn đề này để có cách xử lý và phòng tránh con bị bạn bè hay chính người thân trong gia đình bắt nạt.

Tại sao trẻ bị bắt nạt?

Chắc có lẽ vấn đề trẻ bị bắt nạt không còn là chuyện xa lạ với các bậc phụ huynh. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ được tại sao trẻ bị bắt nạt, làm sao để nhận biết con bị bạn bắt nạt, kẻ bắt nạt thường có biểu hiện gì… Vì thế, trước khi đi vào vấn đề chính là cần làm gì khi con bị bắt nạt? thì cùng tìm hiểu sơ lược qua nguyên nhân, đặc điểm của trẻ bị bắt nạt.

Bắt nạt là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, bắt nạt chính là hành vi cố ý gây thương tổn về mặt thể xác lẫn tinh thần diễn ra trong mối quan hệ. Đứa trẻ bắt nạt thường thực hiện các hành vi gây hấn, kiểm soát và dọa nạt nhằm duy trì vị trí quyền lực đối với trẻ bị bắt nạt.

Bắt nạt là hành vi cố ý gây thương tổn về thể chất là tinh thần trẻ
Bắt nạt là hành vi cố ý gây thương tổn về thể chất là tinh thần trẻ

Các chuyên gia giáo dục cho biết, hành vi bắt nạt được chia thành những loại như sau:

  • Bắt nạt về mặt thể chất: Là hành vi làm tổn thưởng về thể chất của người bị bắt nạt như: đánh, cắn, xô đẩy…. Đây được xem là hành vi bắt nạt phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhất.
  • Bắt nạt thông qua lời nói: Bao gồm những hành động như đe dọa, đồn đại, chòng ghẹo, vu khống…
  • Bắt nạt bằng hình thức cô lập nạn nhân: Thực hiện các hình thức nhằm xua đuổi, tách nạn nhân ra khỏi các hoạt động của lớp, hoạt động nhóm, hoạt động xã hội… hoặc đưa ra các điều lệ, quy tắc nghiêm cấm trẻ tham gia vào các hoạt động chung đối với nạn nhân.

Đặc điểm và biểu hiện của trẻ bị bắt nạt

Để nhận biết con bị bạn bè bắt nạt hay không? Các bậc phụ huynh hãy dựa vào những biểu hiện trẻ bị bắt nạt sau đây:

  • Ở cơ thể của những bé thường xuyên bị bắt nạt sẽ có dấu hiệu bị trầy xước, bầm tím, chảy máu tại chân, tay…
  • Nếu không được chuẩn bị tinh thần để có thể chống cự kẻ bắt nạt, trẻ em thường có các biểu hiện tiêu cực như: giả ốm đau, bỏ học, sống thu mình, ít nói chuyện hơn… Cảm giác thiếu an toàn trầm trọng sẽ phá hủy môi trường, mối quan hệ và quá trình học tập, gây chia rẽ trong lớp, làm trẻ lo lắng, không thể phát huy khả năng tư duy, từ đó khiến kết quả học tập giảm sút.
Trẻ bị bắt nạt thường có biểu hiện nhút nhát, sống khép mình
Trẻ bị bắt nạt thường có biểu hiện nhút nhát, sống khép mình
  • Đối với những trẻ bị bắt nạt liên tiếp trong thời gian dài còn có biểu hiện suy nhược cơ thể nghiêm trọng và dần dần sống khép mình, nhút nhát, tự cô lập bản thân. Thậm chí trẻ cảm thấy xấu hổ, coi mình là một người thất bại và hình thành nên suy nghĩ tự tử. 

Chân dung của kẻ bắt nạt

Phần lớn những kẻ bắt nạt đều là các học sinh cá biệt cùng lớp, trong trường hoặc người lớn tuổi hơn (có thể là anh em, hàng xóm, người quen…). Những kẻ bắt nạt có chung một đặc điểm là tính khí hung hăng, lì lợn, khỏe mạnh và không biết sợ ai cả.

Không phải tự nhiên mà những kẻ bắt nạt lại đi bắt bạn bè mà do nhiều yếu tố tác động trong quá trình trưởng thành. Có thể kể đến như thường xuyên bị người khác đối xử bạo lực, bị gia đình bỏ bê, ít quan tâm, bạn bè xa lánh, chế giễu…

Có đôi khi một số trẻ coi bắt nạt người khác là cách để chứng minh sức mạnh, được người khác công nghệ, nổi tiếng hơn trong lớp hay xóm làng… Ngoài ra, nhiều trẻ do ham mê chơi các game điện tử, xem phim, đọc truyện mang  tính chất bạo lực… dẫn đến bé bắt chước những hành vi thô bạo này.

Phụ huynh cần làm gì khi con bị bắt nạt?

Việc con bị bạn bắt nạt không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, quá trình học hành mà còn để lại di chứng về sau, thậm chí trẻ có thể mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ hãy thực hiện ngay những điều sau khi nhận thấy con có dấu hiệu bị bắt nạt để đảm bảo an toàn cho bé và trẻ phát triển trong môi trường tốt nhất:

  • Lắng nghe và đáp lại tất cả những điều mà bé phản ảnh về việc con bị bắt nạt ở trường học hay chính trong khu phố mình đang sống, cho dù đó là hành vi nhỏ nhặt nhất như bị bạn gọi tên chế nhiễu.
  • Nếu trẻ bị tổn thương trên cơ thể do bị bắt nạt thì bố mẹ cần kịp thời giúp con xử lý vết thương đó.
  • Các bậc phụ huynh cần lưu lại tất cả những bằng chứng, ghi nhận lại sự việc trẻ bị bắt nạt để yêu cầu những người có trách nhiệm giúp đỡ và xử lý.
Bố mẹ cần lắng nghe và đáp lại các phản ảnh của con về việc bị bạn bắt bạn
Bố mẹ cần lắng nghe và đáp lại các phản ảnh của con về việc bị bạn bắt bạn
  • Trong trường hợp, con bị bắt nạt có dấu hiệu tái diễn nhiều lần hay bé liên tục bị thương tích trên cơ thể, bố mẹ hãy nhanh chóng trao đổi cùng với giáo viên phụ trách và phụ huynh của đứa trẻ cá biệt, hay đi bắt nạt bạn bè để tìm cách giải quyết vấn đề này.
  • Còn nếu trẻ bị bắt nạt do các đối tượng ở gần nhà, ở ngay trong khu phố thì bố mẹ cần kịp thời can thiệp. Đầu tiên là gặp mặt những đối tượng đã bắt nạt con để nói chuyện, tìm hiểu nguyên nhân và răn đe. Nếu những đối tượng này không có thái độ hợp tác, ăn năng thì bố mẹ nên tìm đến phụ huynh của chúng hoặc nhờ sự can thiệp từ các bộ xã, phường…

Những lưu ý để phòng ngừa tình trạng con bị bắt nạt

Trong suốt quá trình trưởng thành, bé rất khó tránh khỏi việc vài đôi lần bị bạn bè, người lớn bắt nạt. Tuy nhiên, nếu bố mẹ dạy con cách phòng tránh và xử lý khi bị bắt nạt thì bé sẽ không gặp phải những tổn thương về thể chất cũng như tinh thần.

  • Trước hết, bố mẹ hãy hướng dẫn bé tin tưởng vào chính bản thân của mình để có thể trực tiếp đối mặt với bạn xấu khi bị bắt nạt trên trường, trong xóm…
  • Bố mẹ có thể đưa ra các tình huống giả định để bé tập cách xử lý. Ví dụ như khi con đang đứng ngoài cổng trường thì bị một nhóm bạn giật mũ, chế giễu.
  • Bố mẹ có thể dạy cho con một số mẫu câu dùng để cảnh báo như “Tránh ra, đừng có trêu tớ” hay “ Nếu không tớ mách cô giáo và bố mẹ đấy”…
Bố mẹ nên cho con vận động thể thao để nâng cao sức khỏe, sự linh hoạt
Bố mẹ nên cho con vận động thể thao để nâng cao sức khỏe, sự linh hoạt
  • Hướng dẫn các con cách tránh xa những kẻ xấu, hay bắt nạt bạn bè. Và phân tích cho bé hiểu rằng, việc im lặng để mặc bạn xấu muốn làm gì thì làm hay đánh lại chúng đều không phải là cách xử lý tốt. Mà hãy chạy thật nhanh và cầu cứu sự giúp đỡ của người lớn. Đồng thời, khi đứng trước kẻ bắt nạt, con không nên gây mâu thuẫn, khiến tình huống thêm căng thẳng vì như thế khả năng bị đánh rất cao.
  • Bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và tăng cường các hoạt động thể chất cho bé. Chẳng hạn như: tập võ, đạp xe, chạy bộ mỗi ngày… Khi cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt, trẻ có thể dễ dàng đối phó với những kẻ xấu, đối tượng hay bắt nạt bạn bè.

Ngoài ra, bố mẹ đừng quên trang bị cho các con những thiết bị hỗ trợ như đồng hồ định vị thông minh cho trẻ em hay điện thoại. Riêng với đồng hồ định vị trẻ em, thiết bị này không chỉ mang lại lợi ích cho con mà cả bố mẹ nữa.

Cụ thể, khi gặp tình huống nguy hiểm, bị bạn bè bắt nạt bé có thể liên lạc với bố mẹ hoặc người thân một cách nhanh nhất hoặc gọi khẩn cấp SOS. Còn về phía bố mẹ, thông qua đồng hồ định vị Wonlex có thể xác định được vị trí của con, xem hình ảnh, âm thanh từ phía bé một cách rõ ràng mà không gây ảnh hưởng, khiến trẻ khó chịu.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiễm kiến thức hữu ích trong việc giáo dục con cái, đặc biệt là cách xử lý và đề phòng tình trạng trẻ bị bắt nạt xảy ra. Từ đó, bảo vệ con khỏi kẻ xấu, giúp bé lúc nào cũng hồn nhiên, vui vẻ và hạnh phúc mỗi khi đi học, đi chơi. 

Sản phẩm bán chạy

Sale!

Đồng hồ định vị ODY watch S2

1,690,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Đồng Hồ Định Vị Thông Minh Ody Untral 2
Sale!

Đồng Hồ Định Vị Thông Minh ODY Untra 2

2,190,000
Được xếp hạng 0 5 sao
Sale!

Đồng hồ định vị trẻ em Ody watch S1 mini

980,000
Được xếp hạng 0 5 sao
Đồng hồ định vị ODY watch A1
Sale!

Đồng hồ định vị trẻ em ODY watch A1

1,450,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao