Mất tập trung được xem là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và phát triển não bộ. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ vô cùng hiệu quả dưới đây để có biện pháp can thiệp kịp thời và chính xác nhất.
- Trò chơi đất nặn
Đất nặn là món đồ chơi phổ biến của hầu hết các bạn nhỏ. Trò chơi này khá nổi tiếng với công dụng rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và kích thích trí sáng tạo của trẻ. Đặc biệt, sử dụng đất nặn còn hỗ trợ cải thiện sự tập trung cho trẻ.
Vì thế, nặn đất sét là trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt với những trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi. Ban đầu, bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ nặn hình các con vật, hoa lá hay các thành viên trong gia đình. Chính điều này sẽ giúp cho trẻ suy nghĩ, hồi tưởng lại đặc điểm và phát huy tối đa sự sáng tạo cũng như cải thiện sự tập trung cao độ.
- Trò chơi ghép hình
Khi nhắc đến những bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ, chúng ta không thể bỏ qua trò chơi ghép hình. Bởi trò chơi này không chỉ giúp bé phát triển tư duy, cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn nâng cao kỹ năng tập trung tốt nhất.
Để tạo sự yêu thích cho trẻ, bố mẹ có thể đưa ra những hình khối bất kỳ để trẻ tự sắp xếp. Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ chơi ghép những hình có chi tiết phức tạp như đồ chơi lego hoặc ghép tranh.
Có một vấn đề mà bố mẹ phải lưu ý đó là lựa chọn địa chỉ bán trò chơi ghép hình uy tín. Đồng thời, nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Nếu chưa tìm được địa chỉ cung cấp sản phẩm có chất liệu an toàn, hãy liên hệ đến VNKid Việt Nam. Ngoài việc mang lại mẫu mã đa dạng, màu sắc – hình ảnh bắt mắt thì chúng tôi còn đưa ra mức giá ưu đãi nhất.
- Trò chơi đóng vai
Nếu bé đang có dấu hiệu mất tập trung, hãy thử cho bé tham gia trò chơi đóng vai. Có lẽ, trò chơi này đã quá quen thuộc với các bậc phụ huynh khi còn nhỏ. Vậy nên, bố mẹ có thể cho trẻ sắm vai các nhân vật mà trẻ yêu thích, hâm mộ như siêu anh hùng, cảnh sát,… đối với bé trai. Còn với các bé gái, có thể là các nhân vật công chúa trong phim hoạt hình, truyện cổ tích, bé tập nấu ăn,…
Thông qua các trò chơi đóng vai, diễn kịch có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng giao tiếp và trí tưởng tượng. Đồng thời, hình thành cả kỹ năng phản xạ khi được đặt vào các tình huống khác nhau.
- Trò chơi tạo hình đồ vật
Trò chơi tạo hình đồ vật cũng được xem là bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua. Hơn nữa, trò chơi này còn giúp phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo và rèn luyện sự khéo léo cho đôi tay của trẻ.
Để thực hiện trò chơi này, bố mẹ có thể đưa ra bất kỳ đồ vật nào mà trẻ có thể tái chế và thỏa sức sáng tạo. Đối với những trẻ lần đầu tiếp xúc với trò chơi này, bố mẹ cần làm mẫu hoặc hướng dẫn cụ thể về cách chơi. Lưu ý, hãy sử dụng vật liệu có hình dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt hoặc có thể là giấy báo cũ, chai nhựa,…
- Quan sát thiên nhiên
Thực tế cho thấy, bố mẹ có thể rèn luyện sự tập trung cho trẻ bằng cách quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Nghĩa là, khi trẻ không còn cảm thấy vui vẻ với các trò chơi trong nhà, bố mẹ hãy cho bé tham gia hoạt động ngoài trời đơn giản như đi dạo, ngắm hoa, picnic, trắm trại.
Thông qua các buổi vui chơi ngoài trời, bố mẹ có thể dạy cho bé nhận biết các loài cây, loài hoa, con vật,… Sau đó hỏi lại xem bé có nói đúng tên các loại cây, hoa lá hay con vật đó không. Lợi ích của hoạt động này là giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu, học hỏi và rèn luyện sự tập trung khi yêu cầu trẻ làm một điều gì đó.
- Cho con tham gia việc nhà
Bố mẹ cần làm gì để rèn luyện tính tập trung cho trẻ? Đây có lẽ là câu hỏi đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia, bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ được nhắc đến đó là cách cho con tham gia việc nhà. Đối với các bé từ 4 tuổi trở lên, bố mẹ có thể hướng dẫn con làm những việc nhỏ và đơn giản như: Thu dọn đồ chơi, gấp quần áo, tưới cây,… Khi thực hiện các công việc này thường xuyên, trẻ sẽ hình thành thói quen tập trung và chịu lắng nghe sự chỉ bảo từ người lớn.
- Cho bé tập “thiền”
Kỹ năng tập trung thường là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong học tập và công việc sau này của trẻ. Do đó, khi trẻ xuất hiện dấu hiệu thiếu tập trung trong quá trình học tập hay khi làm một công việc nào đó, bố mẹ nên cho bé tập “ngồi thiền”. Đây là cách giúp trẻ tập trung theo phương pháp của một tiến sĩ y khoa người Ý.
Để thực hiện phương pháp này, bố mẹ có thể tổ chức một buổi “ngồi thiền” cho gia đình, và cho bé cùng tham gia. Mọi người ngồi thành một vòng tròn, xếp bằng, nhắm mắt và thở đều khoảng 10 lần. Song song với đó là việc tập trung lắng nghe âm thanh xung quanh (không được nói). Sau khoảng một vài phút, mọi người mở mắt ra và kể xem đã nghe được những gì.
- Trò chơi: “vẽ hình – đoán chữ”
Nếu các bậc phụ huynh đang muốn tìm kiếm bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ, hãy nghĩ ngay đến trò chơi “vẽ hình – đoán chữ”. Để thực hiện trò chơi này, bố mẹ cần chuẩn bị giấy trắng hoặc bảng vẽ, bút màu và lần lượt thực hiện theo các bước như sau:
- Đầu tiên, bố mẹ nên nghĩ ra chủ đề và sắp xếp lại các ý tưởng. Ví dụ, bạn muốn vẽ một con vật, hãy chia con vật này thành nhiều bộ phận và vẽ dần dần.
- Tiếp theo, bạn lần lượt vẽ từng chi tiết nhỏ. Sau đó đố bé đây là hình gì và để bé đoán. Nếu đoán chưa đúng, bạn sẽ vẽ thêm các chi tiết khác và lặp lại câu hỏi.
- Trẻ thường có trí tưởng tượng phong phú nên có thể đoán được hình ảnh mà bạn muốn vẽ. Bố mẹ nên nhớ rằng, sau khi vẽ xong một chi tiết nào đó hãy hỏi trẻ “bố (mẹ) đang vẽ hình gì nhỉ”. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp trẻ chú ý vào nét vẽ, nhớ vẽ thật chậm và thay đổi màu sắc để trẻ có thể tưởng tượng một cách phong phú.
>>> Lợi ích của trò chơi “vẽ hình – đoán chữ” đó là tăng khả năng tập trung, tạo sự chú ý cho trẻ. Bên cạnh đó, trò chơi này còn giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn ở trẻ, trẻ có thể suy luận nhanh và nhạy bén hơn trong các tình huống khác.
- Trò chơi “thỏ con tìm đường về”
Trẻ thường lơ là, thiếu tập trung khi học tập hoặc khi tham gia một hoạt động nào đó. Vậy nên, để nâng cao sự tập trung cho trẻ, bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò “thỏ con tìm đường về”. Để chơi trò này, bố mẹ cần chuẩn bị sơ đồ đường đi và 1 cây bút bi nhiều màu sắc.
Cách chơi trò này được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bố mẹ hãy lấy đồ chơi xếp thành hình ngôi nhà, lấy 1 chú thỏ bông để phía đầu đoạn đường.
- Tiếp theo, bố (mẹ) hướng dẫn con tìm đường cho chú thỏ này về nhà bằng cách lấy bút để chỉ đường cho thỏ qua cách vẽ đường lên trên sơ đồ đã chuẩn bị.
- Những con đường này có thể về tới nhà hoặc dẫn tới ngõ cụt. Đối với trẻ đang học mẫu giáo, ban đầu bạn chỉ cho 2 đường ngắn. Sau đó có thể tăng lên 3 đường, 5 đường dài để bé lựa chọn.
- Trò chơi “truy tìm đồ vật”
Nằm trong top những bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ, chúng ta không thể bỏ qua trò chơi “truy tìm đồ vật”. Trò chơi này sẽ giúp trẻ tăng khả năng quan sát và hỗ trợ tăng cường sự tập trung hơn. Khi chơi trò này, bố mẹ cần chuẩn bị một số hình ảnh quen thuộc và yêu thích với trẻ.
Cách chơi 1:
- Bố (mẹ) hãy giới thiệu cho trẻ về các vòng thi đấu. Vòng đầu tiên, bố (mẹ) có thể sử dụng 2 -3 hình và yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ trong khoảng 15 giây. Sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, bố (mẹ) giấu đi 1 đồ vật và hỏi trẻ “con xem mất đồ vật nào?”. Nếu đoán đúng hãy thưởng cho trẻ 1 đồng xu vàng hoặc 1 món quà nhỏ để khích lệ trẻ.
- Các vòng sau, bố (mẹ) sẽ tăng lên lần lượt 4, 5, 6,… hình khi trẻ đã làm tốt.
Cách chơi 2:
- Bố (mẹ) có thể xếp 2 -3 hình theo thứ tự đã đánh số. Sau đó cho trẻ quan sát khoảng 15 giây và yêu cầu trẻ nhắm mặt lại.
- Tiếp theo đó, bố (mẹ) có thể xáo trộn 2 -3 hình đó với nhau và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Nếu trẻ sắp xếp đúng hãy thưởng trẻ một món quà nhỏ để khích lệ tinh thần. Ngoài ra, để tăng độ khó bạn có thể sử dụng cùng lúc 5, 6 hoặc 7 hình.
- Bài tập quân đội “Canh giữ biên cương”
Để tăng khả năng tập trung cho trẻ, bố mẹ cũng có thể áp dụng bài tập quân đội “Canh giữ biên cương”. Khi chơi trò chơi này, bố mẹ cần chuẩn bị giấy trắng và hộp bút màu.
Cách chơi như sau:
- Bố (mẹ) hãy giới thiệu trẻ chính là một chiến sĩ biên phòng và đang giữ trọng trách lớn lao là không cho kẻ thù lấn sang biên giới. Tương ứng với việc đó, bố (mẹ) hãy mô tả cho trẻ cách chơi nếu trẻ tô màu ra ngoài bức tranh thì tức là kẻ thù đang qua được biên giới (Lưu ý, biên giới chính là giới hạn của bức vẽ).
- Bố (mẹ) cũng có thể lấy một số hình cho trẻ chọn để tô dễ dàng như: Hình tròn, hình tròn,mặt trời,… Sau đó tăng dần thành các hình phức tạp hơn như con gà, con cá, con công, bông hoa,…
- Lưu ý, khi chơi trò chơi tăng khả năng tập trung này, bố (mẹ) nên lựa chọn hình mà bé thích và có nhiều màu sắc để tự do sáng tạo.
- Trò chơi “Xâu hạt”
Cuối cùng, bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ đó là trò chơi “xâu hạt”. Việc áp dụng trò chơi này sẽ là cách giúp trẻ phát triển khả năng vận động các ngón tay một cách linh hoạt. Ngoài ra, trò chơi này còn hỗ trợ rèn luyện sự tập trung cho trẻ rất tốt.
Cách chơi trò chơi “xâu hạt”:
- Bố mẹ cần tìm mua 1 bộ xâu hạt. Sản phẩm này được bán nhiều ngoài các nhà sách, thiết bị trường học, cửa hàng đồ chơi trẻ em,…
- Sau đó, bố mẹ đưa ra số hạt (hạt tròn, vuông,..) và yêu cầu trẻ xâu hạt vào một sợi dây đi kèm. Bố mẹ cũng có thể tăng dần độ khó bằng cách tăng số hạt càng nhiều càng tốt.
- Bên cạnh đó, để khả năng sáng tạo của trẻ, bố mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ xâu hạt xen kẽ. Ví dụ như 1 hạt màu xanh, 1 hạt màu đỏ,…
Qua những bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ kể trên, chúng tôi hy vọng rằng bố mẹ đã có thêm những giải pháp để phát triển khả năng tập trung của con em mình. Để đạt được hiệu quả nhanh chóng và lâu dài. Bố mẹ nên hình thành thói quen rèn luyện khả năng tập trung hàng ngày cho đến khi trẻ đang làm việc gì đó mà vẫn tập trung tốt vào công việc của mình dù bị một số yếu tố xung quanh tác động. Chúc bố mẹ thành công!