Cha mẹ cần làm gì để rèn luyện sự tập trung cho trẻ?

Trẻ nhỏ thường hiếu động và không thể tập trung lâu vào một việc hay vấn đề nào đó. Tuy nhiên, khi trẻ đến độ tuổi đi học, tình trạng thiếu tập trung sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và tương lai sau này của con. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân khiến cho không thể tập trung và áp dụng cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ sớm để bé phát triển một cách toàn diện. 

Những biểu hiện kém tập trung ở trẻ

Để nhận biết trẻ kém tập trung, các bậc phụ huynh có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng như: 

Trẻ không tập trung khi học tập

Ngày hay, tình trạng trẻ ngồi học nhưng không tập trung, thiếu kiên trì là vấn đề gây đau đầu và được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Biểu hiện cụ thể là các bé ngồi vào bàn học nhưng tay chân không để yên, nghịch đồ vật xung quanh, nằm bò ra bàn hay nói những vấn đề không liên quan đến bài học. 

Ở trẻ thiếu tập trung thường lơ đãng khi ngồi học
Ở trẻ thiếu tập trung thường lơ đãng khi ngồi học

Khi được bố mẹ nhắc nhở, có những bé thậm chí không biết mình đang học tới phần nào, làm bài tập ở trang mấy. Có những trẻ quay lại học bài từ đầu nhưng vẫn không thể hoàn thành bài vì không thể tập trung tư duy được. 

Không chỉ ở nhà mà ngay trên lớp, trẻ thiếu tập trung cũng thích nằm dài bàn, vẽ bậy, trêu bạn bè, nghịch bút… Cũng đôi khi trẻ ngồi nghiêm túc nhưng không nghe giảng bài mà đang suy nghĩ đến vấn đề khác. 

Thiếu tập trung khi lắng nghe ý kiến người khác

Tuy đây chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhưng lại là yếu tố gây nên sự khó chịu ở trẻ nhỏ. Những trẻ thiếu tập trung thường rất thiếu kiên nhẫn để lắng nghe ý kiến, tâm sự của người khác. 

Trong câu chuyện, các bé sẽ có biểu hiện lơ đãng, ngồi không yên và hay chạy lung tung. Đồng thời, trẻ còn không nhìn vào mắt của người khác vì đó dương như không phải là mối quan tâm của bé.

Trẻ thiếu tập trung thường rất dễ chán khi chơi trò chơi tư duy
Trẻ thiếu tập trung thường rất dễ chán khi chơi trò chơi tư duy

Thiếu tập trung trong trò chơi đòi hỏi tư duy và sự kiên trì

Ban đầu, những trẻ có biểu hiện thiếu tập trung thường rất hứng thú với trò chơi tư duy, hơn hẳn so với các bé khác. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ chơi theo cách của mình và phá vỡ trò chơi khi gặp phải những chỗ cần sự tư duy, suy nghĩ. 

Đối với những trò chơi đòi hỏi về sự kiên trì như giải câu đố, lego, tìm số… những bé thiếu tập trung thường chỉ chơi được một lúc rồi bỏ dở hoặc phá phách đồ chơi. Thường ở những trẻ thiếu tập trung, các điều mới lạ, xuất hiện liên tục mới có thể giữ chân được bé ngồi yên.

Không ngồi yên 1 chỗ

Hầu hết trẻ nhỏ đều không ngồi yên một chỗ do sự hiếu động, thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong trường hợp bé hiếu động thái quá, quậy phá, chạy nhảy không ngừng nghỉ và thích chơi những trò nguy hiểm thì đây là do bệnh lý gây nên gọi là tăng động, giảm chú ý ở trẻ nhỏ. 

Ở những trẻ thiếu tập trung có biểu hiện không ngồi yên 1 chỗ
Ở những trẻ thiếu tập trung có biểu hiện không ngồi yên 1 chỗ

Nguyên nhân gây bệnh một phần là do trẻ có khả năng lắng nghe và phân tích các thông tin kém, một phần vì đại não bé có sự hưng phấn ngắn dẫn đến việc các con chỉ tập trong khoảng thời gian không dài, gen di truyền, môi trường sống…

Bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ được chia làm nhiều cấp độ khác nhau và thường cần can thiệp y khoa mới có thể cải thiện tình trạng bệnh. 

Những nguyên nhân khiên trẻ không tập trung 

Trẻ ở độ tuổi từ 3 – 6 tuổi mất tập trung trong khoảng dài hơn 13 phút được xem là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu ngay cả trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng bé cũng không thể tập trung được hoặc trẻ đang ở độ tuổi từ 6 – 10 tuổi mà tình trạng kém tập trung không được cải thiện chút nào so với giai đoạn trước thì bố mẹ hãy xem xét đến các nguyên nhân sau đây: 

Bé có khả năng tập trung kém có thể là do thiếu ngủ
Bé có khả năng tập trung kém có thể là do thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc

Trẻ nhỏ cần ngủ sớm và đủ giấc để phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu trẻ có thói quen ngủ muộn, không đủ giấc sẽ cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ kém hay hiếu động thái quá vào ban ngày nếu giấc ngủ không được đảm bảo về chất lượng và thời gian.

Xem thêm: Bí quyết hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của trẻ em

Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt

Trẻ mất tập trung, chân tay bồn chồn, không thể ngồi yên tại chỗ cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang có một chế dinh dưỡng nghèo chất sắt và ăn uống không khoa học. 

Nhiều trẻ nhỏ thường được bố mẹ cho ăn nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như: đồ ăn nhanh, bánh kẹo công nghiệp trong khi rất ít rau củ quả, trái cây tươi, trứng hay sữa để bổ sung chất sắt. Tình trạng cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến các vấn đề về trí nhớ ở trẻ như: thiếu tập trung, giảm chú ý…

Thiết bị điện tử chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ
Thiết bị điện tử chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ

Sử dụng thiết bị điện tử

Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh cho con tiếp xúc với những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad từ rất sớm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính bảng… có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Hơn nữa, tia bức xạ từ những thiết bị điện tử còn làm giảm khả năng phát triển của não bộ trẻ, khiến bé tiếp nhận thông tin một cách thụ động và dễ bị xao nhãng, phân tâm.

Vấn đề từ gia đình

Những vấn đề xảy ra trong gia đình như bố mẹ thường xuyên cãi nhau có thể khiến cho các bé chìm trong suy nghĩ của riêng bản thân mình. Bên cạnh đó, những căng thẳng, lo lắng vì bất kỳ lý do nào đó cũng khiến cho trẻ mất tập trung vào nhiều việc, đặc biệt là chuyện học tập.

Không gian hoạt động cũng tác động đến khả năng tập trung của trẻ
Không gian hoạt động cũng tác động đến khả năng tập trung của trẻ

Không gian hoạt động

Không gian hoạt động của bé không gọn gàng, sạch sẽ, có nhiều âm thanh, thường xuyên có người đi lại cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung học tập, dễ bị xao nhãng gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

Phương pháp giáo dục

Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng đến từ cách giáo dục con của nhiều bậc phụ huynh đó là tạo cho trẻ thói quen mất tập trung khi còn nhỏ như: vừa ăn cơm vừa xem tivi, vừa ăn vừa chơi đùa, vừa làm bài tập vừa ăn vặt…

Một số bé không thể tập trung do tính thiếu kỷ luật mà phần lớn là do bố mẹ không uốn nắn, chỉ dạy con từ nhỏ, khiến trẻ có thói quen bỏ giữa chừng mọi việc bất kỳ khi nào muốn. 

Vừa ăn vừa xem điện thoại là một thói quen không tốt cho trẻ nhỏ
Vừa ăn vừa xem điện thoại là một thói quen không tốt cho trẻ nhỏ

Những điều này đôi khi xuất phát từ mục đích tốt là muốn con hết cơm, tạo cảm giác thoải mái cho bé nhưng vô tình lại hình thành nên thói quen không tập trung làm việc ngay từ nhỏ cho trẻ và càng lớn càng khó cải thiện.

Cha mẹ cần làm gì để rèn luyện sự tập trung cho trẻ?

Mất tập trung, khả năng tập trung kém không chỉ tác động tiêu cực đến hiệu quả học tập mà còn ảnh hưởng tới tương lai của trẻ nhỏ sau này. Vì thế, khi nhận thấy con có biểu hiện mất tập trung, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện sự tập trung cho con ngay.

Dưới đây là 8 cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ nhỏ được đánh giá cao và nhiều bậc phụ huynh thực hiện, bố mẹ có thể tham khảo:

Bố mẹ hãy tập thói quen làm từng việc một cho con
Bố mẹ hãy tập thói quen làm từng việc một cho con

Làm một việc một lần

Không phải bất kỳ ai cũng có thể làm nhiều việc cùng một lúc, đặc biệt là các bé còn nhỏ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên chỉ dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định. Đây là cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ vô cùng hiệu quả và tạo thành thói quen tốt sau này. 

Chia nhỏ công việc

Từ những nhiệm vụ lớn, bố mẹ có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ thành các nhiệm vụ nhỏ, cụ thể hơn đẻ dễ dàng thực hiện. Công việc lớn đồng nghĩa với có nhiều nhiệm vụ, điều này dễ khiến trẻ bị sa vào mê cung, không biết bắt đầu từ đâu và giải quyết vấn đề nào trước, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, mất tập trung và bỏ giữa chứng.

Phụ huynh hãy chỉ dẫn con cách chia nhỏ các công việc cần thực hiện
Phụ huynh hãy chỉ dẫn con cách chia nhỏ các công việc cần thực hiện

Tạo danh sách mục tiêu

Nhiều trẻ không phải bị thiếu sự tập trung mà là không biết nên tập trung vài điều gì, vấn đề gì. Trong trường hợp này, cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ hiệu quả đó là hướng dẫn con tạo danh sách các mục tiêu cần làm trước khi bắt đầu vào buổi học. Điều này sẽ giúp bé biết được nên tập trung làm việc nào trước và trong khoảng thời gian bao lâu, dần dần hình thành nên thói quen ở trẻ. 

Lập kế hoạch

Nhiều người thường làm việc quả nhất khi tuân theo đúng lịch trình đã vạch sẵn và trẻ em cũng không ngoại lệ. Thói quen lập và tuân theo kế hoạch là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp cho con người tập trung tốt và quản lý thời gian hiệu quả hơn.

Bố mẹ nên hướng dẫn bé lập kế hoạch mục tiêu cho 1 tuần, 1 tháng
Bố mẹ nên hướng dẫn bé lập kế hoạch mục tiêu cho 1 tuần, 1 tháng

Việc lập kế hoạch giống như tạo danh sách các mục tiêu trước giờ học nhưng ở mức độ rộng lớn hơn, có thể là kế hoạch cho 1 tuần hoặc 1 tháng. Bố mẹ hãy giúp con tạo lịch trình cá nhân cụ thể theo từng ngày, bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi, chơi, tập thể dục và các công việc khác. Sau đó quan sát và nhắc nhở trẻ tuân thủ theo đúng lịch trình để giúp hình thành nên thói quen tốt cho con. 

Tạo môi trường học tập nghiêm túc

Một cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ nhỏ nữa mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua đó là tạo không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và sạch sẽ cho con. Bởi vì, không gian học tập bữa bộn, tối tăm, ồn ào sẽ khiến trẻ mất tập trung khi ngồi vào bàn học. 

Đặt góc bàn học trẻ ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên
Đặt góc bàn học trẻ ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên

Loại bỏ phiền nhiễu

Không chỉ không gian học tập mà cả không gian sống cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và khả năng tập trung cải trẻ nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh nên yêu cầu con dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là phòng riêng của mình và đồ chơi sau khi thơi. Điều này cũng bao gồm cả việc hạn chế bé sử dụng điện thoại, máy tính, máy chơi game và xem tivi. 

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất có thể giúp cho trẻ nhỏ hình thành nên khả năng loại trừ các phiền nhiễu, tăng sự tập trung và theo đuổi những mục tiêu cố định. Các hoạt động thể chất có thể đưa vào giờ nghỉ giải lao giữa các buổi học để giúp cải thiện hành vi và tăng hiệu quả học tập cho trẻ nhỏ. 

Một số môn thể thao các bậc phụ huynh có thể tham khảo để rèn luyện khả năng tập trung cho con đó là: múa ballet, nhảy hiện đại, học karate, teakwondo, bóng đá, bóng rổ, cầu lông…

Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các môn thể thao
Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các môn thể thao

Chế độ ngủ hợp lý

Giống với người lớn, trẻ nhỏ cũng cần một chế độ ngủ nghỉ hợp lý để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ cũng như sự tập trung của não bộ. Trẻ không ngủ đủ giấc rất dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau, thậm chí còn hiếu động tăng gấp 3 lần bình thường. Tùy vào độ tuổi mà các bậc phụ huynh nen cho con tuân theo thời gian ngủ nghỉ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ là 16 – 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chếm khoảng 8 – 9 giờ.
  • Trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ là 12 – 16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm khoảng 9 – 10 giờ. 
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 11 – 14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đến khoảng 11 giờ.
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 10 – 13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10 – 13 giờ.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Tổng thời gian ngủ đủ là 9 – 12 giờ. 

Một số trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự tập trung

Đối với trẻ nhỏ, vừa học vừa chơi chính là một trong những cách giáo dục hiệu quả nhất. Vì vậy, bên cạnh những cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ kể trên, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để bé chơi một số trò chơi có tác dụng hỗ trợ cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung như:

Trò chơi xếp hình giúp tăng cường trí nhớ ở trẻ hiệu quả
Trò chơi xếp hình giúp tăng cường trí nhớ ở trẻ hiệu quả

Trò chơi ghép hình

Ghép hình, xếp hình là một trong những trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng tập trung và khả năng ngôn ngữ vô cùng hiệu quả. Trò chơi này còn giúp mắt và tay của bé linh hoạt hơn, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng gữa hai bộ phận này. Những mảnh ghép đầy màu sắc và sống động sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích, hứng thú, không bị nhàm chán khi chơi trò chơi,

Trò chơi tưởng tượng hình khối

Bé có thể chơi trò tưởng tượng hình khối một mình hoặc cùng với bố mẹ, bạn bè. Nhiệm vụ của trẻ là nhắm mắt, tập trung tưởng tượng ra một hình rồi vẽ lên giấy. Hình vẽ càng đúng, chuẩn xác chứng tỏ khả năng tập trung của trẻ khi chơi trò này rất tốt.

Bố mẹ có thể chơi trò tưởng tượng hình khối cùng với con
Bố mẹ có thể chơi trò tưởng tượng hình khối cùng với con

Trò chơi quan sát tranh

Trò chơi quan sát tranh không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường khả năng tập trung mà còn hỗ trợ cải thiện trí nhớ và phát huy trí tưởng tượng của bé. Theo đó, bố mẹ hãy cho bé nhìn một bức tranh nhiều chi tiết, điển hình như bức tranh về cây cối, các con vật, ngôi nhà… trong khoanrag 3 – 5 phút.

Sau đó, cất bức tranh đi và cho bé khoảng 30 giây tập trung để nhớ lại các chi tiết trong tranh rồi kể ra lần lượt. Khoảng thời gian mà trẻ quan sát cũng là thời gian mà các bé tập trung nhất. Bé càng kể được nhiều và chính xác chứng tỏ khả năng quan sát lẫn tập trung của trẻ rất cao. 

Đối với những bé còn nhỏ tuổi và chưa nói thành thạo thì bố mẹ có thể tối giản trò chơi bằng cách đưa một vài tấm hình có trong tranh và hình không có trong tranh. Sau đó yêu cầu bé chọn ra những bức hình xuất hiện trong tranh.

Trò chơi mê cung

Thông qua việc tìm được di chuyển trong mê cung mà các bé sẽ được rèn luyện khả năng tư quy, quan sát cẩn thận và nhanh mắt. Đây cũng là trò chơi rèn luyện sự tập trung hiệu quả bởi con đường mà bé phải tìm có thể là rất dài và bắt buộc trẻ không được sao nhãng trong suốt quá trình chơi.

Trong quá trình áp dụng các cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ, bố mẹ nên kiên trì và hướng dẫn tận tình cho con vào những ngày đầu. Đặc biệt, bố mẹ đừng quên làm tấm gương sáng cho con noi theo và tạo một môi trường sống, học tập tốt nhất để bé phát triển một cách toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất. 

Sản phẩm bán chạy

Sale!

Đồng hồ định vị trẻ em Ody watch S1 mini

980,000
Được xếp hạng 0 5 sao
Đồng hồ định vị ODY watch A1
Sale!

Đồng hồ định vị trẻ em ODY watch A1

1,450,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Đồng hồ định vị trẻ em ODY watch S1
Sale!

Đồng hồ định vị ODY watch S1

1,890,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Sale!

Đồng hồ định vị Wonlex CT04

1,550,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao