Các bậc phụ huynh thường gặp phải sai lầm nghiêm trọng trong cách rèn tính kỷ luật cho trẻ. Nhiều ông bố, bà mẹ không kìm được sự nóng giận của mình đã kỷ luật con bằng cách la mắng, đánh đập mỗi khi mắc lỗi. Thế nhưng, điều này không giúp con sửa đổi mà còn làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Vậy nên, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ bí quyết rèn tính kỷ luật cho trẻ từ nhỏ.
Biểu hiện của trẻ không có tính kỷ luật
Một số hành vi, biểu hiện cho thấy trẻ không có tính kỷ luật đó là:
-
Trẻ không chịu ngủ đúng giờ
Dấu hiệu đầu tiên của trẻ không có tính kỷ luật đó là không chịu ngủ đúng giờ. Việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chẳng hạn như: Suy giảm trí nhớ, mất tập trung,…
Sở dĩ, trẻ không ngủ đúng giờ thường nguyên nhân là do trẻ bị cuốn vào các trò chơi điện tử, điện thoại, tivi,… mà quên việc đã đến giờ đi ngủ.
-
Trẻ làm loạn ở nơi đông người
Việc trẻ làm loạn nơi đông người cũng là biểu hiện của trẻ không có tính kỷ luật. Điển hình như trẻ nằng nặc đòi mẹ mua bằng được món đồ chơi mới. Nếu bố mẹ không mua trẻ thường thường có biểu hiện giãy giụa, khóc lóc,…
-
Tranh giành đồ chơi với bạn
Hầu như việc tranh giành đồ chơi với bạn luôn bắt gặp ở trẻ. Và các bậc phụ huynh cho rằng đây là việc làm bình thường. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi con của bạn đang có các biểu hiện của trẻ không có tính kỷ luật.
-
Nói trống không với người lớn
Trẻ con có khả năng học hỏi và bắt chước hành động của người lớn rất nhanh. Đây là ưu điểm và cũng là khuyết điểm bởi trẻ chưa có đủ nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực. Mặc dù được sự dạy giỗ từ bố mẹ, nhà trường nhưng không ít trẻ nói trống không với người lớn. Và đây là biểu hiện trẻ thiếu tính kỷ luật nên bố mẹ cần chấn chỉnh ngay.
-
Mắc lỗi nhưng trẻ chưa biết cách sửa sai
Biểu hiện của việc thiếu tính kỷ luật ở trẻ cuối cùng được nhắc đến đó là mắc lỗi nhưng chưa biết cách sửa sai. Tình trạng này thể hiện rõ qua việc trẻ làm hỏng đồ chơi của bạn, làm bẩn áo bạn, làm bạn ngã,.. nhưng không chịu xin lỗi hoặc xin hứa không tái phạm nhưng vẫn tái phạm sai lầm này.
Cách rèn tính kỷ luật cho trẻ
Kỷ luật là đức tính cần được rèn luyện trong một quá trình lâu dài và có sự đồng hành của bố mẹ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng chịu hợp tác. Hiểu được điều đó, VNKid xin chia sẻ một số cách rèn tính kỷ luật cho trẻ như sau:
-
Xây dựng tính kỷ luật cho trẻ từ nhỏ
Để con trẻ có tính kỷ luật cao và biết tuân thủ nguyên tắc của bản thân, xã hội sau này, bố mẹ nên rèn luyện, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ. Bởi tính kỷ luật không phải ngày một ngày hai mà hình thành. Do đó, để rèn trẻ kỉ luật, bố mẹ có thể đặt ra các mục tiêu, cam kết trong học tập hay làm việc. Lâu ngày sẽ hình thành nên thói quen cho trẻ.
Ví dụ cụ thể như: Quy định giờ giấc đi ngủ, xây dựng thói quen ăn uống khoa học, cam kết thời gian học tập và vui chơi rõ ràng,…
-
Luôn có thái độ kiên quyết và cứng rắn với trẻ
Đây cũng là cách rèn kỷ luật cho trẻ hiệu quả mà các ông bố bà mẹ đang áp dụng. Chính vì vậy, để trở thành tấm gương tốt cho con trẻ noi theo, bố mẹ nên có thái độ kiên quyết và cứng rắn với trẻ. Vì trong những năm đầu đời, trẻ con rất nhạy bén khi học theo các hành động của người lớn.
Nếu trẻ khóc lóc đòi mua món đồ chơi mới hay đòi ăn những món ăn vặt không đảm bảo sức khỏe. Bố mẹ phải giữ thái độ cứng rắn, kiên quyết không mua. Nếu bố mẹ mềm lòng mua món đồ chơi, đồ ăn ấy thì trẻ sẽ có cảm giác “chiến thắng” và liên tục lặp lại hành động này trong những lần sau đó.
-
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con
Việc rèn kỷ luật cho trẻ không phải ngày một ngày hai. Do đó, để con biết vâng lời và hình thành tính kỷ luật cao, bố mẹ nên lắng nghe cũng như tôn trọng ý kiến của con.
Bạn không nên áp đặt suy nghĩ, hành động của mình với trẻ. Thay vào đó, hãy ngồi xuống nói chuyện với con, xem con có thật sự thích hay không. Hoặc trở thành một người bạn cùng con thực hiện những nguyên tắc được đề ra. Điều này giúp con hiểu được đây là cách xây dựng tính kỷ luật tôn trọng từ hai phía.
-
Tùy thuộc độ tuổi khi rèn tính kỷ luật cho trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt và có tính cách không giống nhau. Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ luôn có sự thay đổi về tính cách. Cho nên, khi thực hiện cách rèn tính kỷ luật cho trẻ, bố mẹ nên cân nhắc kỹ về độ tuổi và tính cách của con. Từ đó, có hướng xây dựng tính kỷ luật một cách tốt nhất.
- Đối tượng trẻ từ 3 – 5 tuổi: Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu có nhu cầu học hỏi. Vì thế, bố mẹ có thể nói chuyện với con nhiều hơn và chỉ dẫn con đâu là những việc nên làm và không nên làm. Ví dụ như: “Con không nên dành đồ chơi của bạn. Tụi con nên chia sẻ đồ chơi để chơi với nhau, như vậy sẽ vui hơn đấy”.
- Đối tượng trẻ từ 6 – 8 tuổi: Đây là độ tuổi mà trẻ hoàn toàn nhận thức được việc mình làm. Do đó, bố mẹ hãy dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai để rèn kỷ luật cho trẻ ngay từ bây giờ.
Một số mẹo nhỏ để tránh cơn giận của trẻ
Trong quá trình áp dụng cách rèn tính kỷ luật cho trẻ. Khó tránh khỏi những cơn giận dữ, nổi cáu, la hét của trẻ. Nếu gặp phải trường hợp này, các bậc phụ huynh nên áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:
- Nên dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận bằng cách hít thở sâu, đi dạo, tập đếm,… để trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi giận giữ.
- Rủ trẻ đi chơi hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc vui chơi, trò chuyện với bạn bè sẽ giúp trẻ trở nên điềm tĩnh, bớt nóng giận. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng khi trẻ ra ngoài một mình và gặp vấn đề bất trắc, hãy đầu tư ngay một chiếc đồng hồ định vị trẻ em. Nhờ những tính năng thông minh, sản phẩm cho phép bố mẹ xác định vị trí của con một cách dễ dàng. Đồng thời, đồng hồ còn có chức năng cảnh báo SOS, gửi tin nhắn thoại, video call,…
Phụ huynh tham khảo các mẫu đồng hồ tại link: https://vnkid.vn/dong-ho-dinh-vi/
- Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại như khuyến khích con tô màu, đọc sách,..
- Dạy trẻ nhận biết cảm xúc của mình.
- Cho con trẻ tránh xa truyền thông mang tính bạo lực. Thay vào đó hãy cho con đọc sách, chơi trò chơi để thu hút sự chú ý của trẻ.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cách rèn tính kỷ luật cho trẻ hiệu quả. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tạo được thói quen kỷ luật cho con của mình. Chúc bố mẹ thành công!
Tham khảo thêm: Biện pháp giúp trẻ tự tin trong giao tiếp