Chia sẻ phương pháp dạy con học tập trung hiệu quả nhất

Trẻ nhỏ rất dễ mất tập trung, bị phiền nhiễu bởi mọi thứ xung quanh. Bên cạnh đó, do còn nhỏ tuổi nên các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Vì thế, các bậc phụ huynh cần giúp trẻ hiểu được này và rèn luyện cho con khả năng tập trung ngay từ khi còn bé. Bố mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp dạy trẻ học tập trung hiệu quả nhất qua các thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao trẻ không tập trung?

Tình trạng trẻ thiếu tập trung thường không được các bậc phụ huynh quan tâm đến khi con còn nhỏ. Nhưng đến độ tuổi đi học, tình trạng này lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như trẻ thiếu tập trung khi học gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, đặc biệt là sự phát triển của não bộ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung khi đến lớp
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung khi đến lớp

Theo chia sẻ từ các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mất tập trung thường bắt nguồn từ những lý do như: 

  • Chế độ dinh dưỡng: Việc nạp quá nhiều chất béo và đường vào cơ thể sẽ phần nào gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ nhỏ. Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình bé trưởng thành, nhất là về khả năng tư duy, tập trung. Do đó, việc các bậc phụ huynh không chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con sẽ tác động lớn đến trí não lẫn thể chất của bé. 
  • Ngủ không sâu giấc: Trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc, ngủ sớm để phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, nếu trẻ có thói quen ngủ muộn, ngủ nghỉ không khoa học rất dễ bị mất tập trung khi đến lớp.
  • Vấn đề từ phía gia đình: Những vấn đề trong gia đình có thể khiến trẻ nhỏ chìm vào các suy nghĩ riêng của mình. Từ đó, khiến trẻ lơ đễnh việc học, không tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài khi đi học. 

Những phương pháp dạy giúp con học tập chung 

Tình trạng trẻ mất tập trung nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến trẻ trở nên chán học, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến tương lai sau này. Vì thế, khi nhận thấy con có những biểu hiện mất tập trung như: không ngồi yên một chỗ, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, tính cách thất thường, thường xuyên mất dụng cụ học tập… thì bố mẹ nên tìm cách hỗ trợ con cải thiện tình trạng này ngay.

Dưới đây là tổng hợp 10 phương pháp dạy con học tập trung hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

1. Làm một việc một lần

Không phải bất kỳ ai cũng có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, đặc biệt là trẻ em. Khi con còn nhỏ, bố mẹ nên chỉ dạy con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện khả năng tập trung cho bé. 

Bố mẹ nên dạy con chỉ nên làm một việc bằng cách chơi trò chơi thì không xem tivi
Bố mẹ nên dạy con chỉ nên làm một việc bằng cách chơi trò chơi thì không xem tivi

Chẳng hạn như, khi bé chơi đồ chơi thì không nên mở tivi hay làm việc ăn vặt… Điều này sẽ giúp các bé tập trung vào vấn đề trước mắt thay vì cố gắng suy nghĩ nhiều thứ khác trong cùng một lúc. 

2. Chia nhỏ công việc

Từ những việc lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn con chia nhỏ ra thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và giải quyết vấn đề. Công việc lớn thường đồng nghĩa với nhiều nhiệm vụ, vì vậy rất dễ khiến trẻ nhỏ sa vào mê cung, không biết nên làm việc nào trước, bắt đầu từ đâu, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản và mất tập trung. 

Ngay từ đầu bé được dạy cách nhận định, chia nhỏ các vấn đề và lần lượt giải quyết những nhiệm vụ thì trẻ sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn và tạo được thói quen tập trung. Phương pháp này không chỉ rèn luyện cho trẻ nhỏ khả năng tập trung mà còn trau dồi nhiều kỹ năng cần thiết khác như: bình tĩnh, phân tích vấn đề…

Hướng dẫn trẻ tạo danh sách mục tiêu trước khi bắt đầu ngồi học
Hướng dẫn trẻ tạo danh sách mục tiêu trước khi bắt đầu ngồi học

3. Tạo danh sách mục tiêu

Có rất nhiều trẻ không thiếu sự tập trung mà là do không biết nên tập trung vào điều gì. Vì vậy, trước khi con bắt đầu làm bài tập, học bài, bố mẹ hãy gọi ý bé tạo danh mục những việc cần làm. Từ đó, bé sẽ biết cần tập trung làm việc nào trước và trong khoảng thời gian bao lâu. 

Ban đầu, các bé có thể phải ghi danh sách các việc cần làm ra giấy. Nhưng khi đã tạo thành thói quen, trẻ sẽ tự lên danh sách trong đầu và thực hiện từng việc một. 

4. Lập kế hoạch

Thực tế, mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn khi tuân theo lịch trình đã được vạch sẵn và trẻ em cũng không ngoại lệ. Thói quen xây dựng và tuân theo kế hoạch là một trong những kỹ năng mềm giúp con người có thể tập trung tốt hơn, đặc biệt là quản lý thời gian hiệu quả. 

Hãy dạy bé lập kế hoạch cho các công việc trong tuần hoặc tháng
Hãy dạy bé lập kế hoạch cho các công việc trong tuần hoặc tháng

Việc lập kế hoạch tương tự như tạo danh sách mục tiêu trước khi vào giờ học nhưng ở quy mô rộng hơn, có thể là kế hoạch cho 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng… Các bậc phụ huynh nên giúp con tạo ra lịch trình cụ thể trong một ngày, bao gồm cả thời gian chơi, làm bài tập và các việc khác. Sau đó, cần quan sát để nhắc nhở bé tuân thủ theo lịch trình để hình thành nên thói quen hữu ích này.

5. Tạo môi trường học tập nghiêm túc

Không gian học tập tối tăm, bừa bộn có thể khiến trẻ không có động lực học và mất tập trung. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tạo cho con một không gian học tập thoáng đãng, sạch sẽ, ngăn nắp và hạn chế tiếng ồn xung quanh.

Bàn học tập nên đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng mặt trời sẽ giúp kích thích khả năng tư duy. Đồng thời, trên bàn học chỉ nên đặt đồ dùng liên quan đến học tập, sách vỡ. 

Bàn học trẻ nên đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên
Bàn học trẻ nên đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên

6. Loại bỏ phiền nhiễu

Không chỉ không gian học tập mà không gian sống cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung và hiệu quả học hành của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên yêu cầu con dọn dẹp phòng riêng, đồ chơi sau khi chơi để tránh tình trạng bừa bộn. Điều này bao gồm cả việc hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, máy chơi game và xem tivi. 

7. Hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ nhỏ hình thành khả năng loại bỏ mọi phiền nhiều hiệu quả, tăng sự tập trung và theo đuổi mục tiêu cố định đã vạch ra. Những hoạt động thể chất nên đưa vào giờ nghỉ giữa các buổi học, sau khi hoàn thành bài tập về nhà xong để tăng hiệu suất học tập cho bé. 

Một số môn thể thao lành mạnh phụ huynh có thể cân nhắc cho con chơi để cải thiện khả năng tập trung như: học múa ballet, chơi bóng rổ, bóng đá, taekwondo… Đồng thời, bố mẹ đừng quên cho con ra ngoài giải trí, giao lưu với bạn bè để bé vui vẻ, giải tỏa áp lực việc học nhé. 

Nên cho trẻ ra ngoài tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
Nên cho trẻ ra ngoài tham gia vào các hoạt động ngoại khóa

Nếu bố mẹ lo lắng, không yên tâm khi để con đi ra ngoài mà không có người lớn thì có thể trang bị cho bé đồng hồ định vị Wonlex. Với chiếc đồng hồ này, bố mẹ có thể nắm rõ vị trí của con, thậm chí xem và nghe được âm thanh từ phía bé một cách bảo mật. Đặc biệt, khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm, chỉ cần nhấn nút SOS trên đồng hồ là có thể liên hệ đến điện thoại bố mẹ ngay lập tức. 

8. Hạn chế ăn vặt và bổ sung chất dinh dưỡng

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh những loại thực phẩm như: bỏng ngô, thịt xông khói, đồ ăn vặt, nước có ga gây ra hội chứng “sương mù nào” làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế con ăn nhiều đồ ăn vặt mỗi ngày, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.

Bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ
Bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ

Bố mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ DHA từ các loại cá; magie từ hạt điều, óc chó, rau xanh và thực phẩm chứa nhiều vitamin B, B12 để hỗ trợ trí não trẻ phát triển hiệu quả.

9. Chế độ ngủ hợp lý

Giống như người lớn, các bé cũng cần có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý để thiết lập và củng cố khả năng tập trung, ghi nhớ của não bộ. Việc trẻ không ngủ đủ giấc dễ bị phân tâm, luôn trong tình trạng mơ màng vào ngày hôm sau và hiếu động gấp 3 lần so với bình thường. Tùy vào độ tuổi của con mà bố mẹ nên tạo cho bé thói quen ngủ khoa học:

  • Trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ là 1 6 – 18 giờ, trong đó thời gian ngủ ban đêm chiếm từ 8 – 9 giờ.
  • Trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ của trẻ là 12- 16 giờ, giấc ngủ ban đêm chiếm 9 – 10 giờ.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Tổng thời gian ngủ của bé từ 11 – 14 giờ, trong đó thời gian ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Tổng thời gian ngủ trong một ngày từ 10 – 13 giờ. 
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Tổng thời gian ngủ cần đảm bảo đủ 9 – 12 giờ.
Bố mẹ dành thời gian trò chuyện, lắng nghe tâm tư của con
Bố mẹ dành thời gian trò chuyện, lắng nghe tâm tư của con

10. Cảm thông và lắng nghe trẻ

Khi áp dụng những phương pháp dạy con học tập trung, bố mẹ đừng quên thường xuyên tâm sự và lắng nghe những vấn đề mà con mong muốn. Một khi trẻ cảm nhận được sự thấu hiểu, yêu thương từ bố mẹ sẽ không còn phản kháng những điều mà bố mẹ dạy, ngược lại thực hiện một cách nghiêm túc hơn.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh biết nên làm gì để giúp con cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ để học tập hiệu quả hơn. Trong quá trình áp dụng những phương pháp dạy con học tập trung, bố mẹ đừng quên luôn đồng hành cùng bé và kiên nhẫn khi hướng dẫn cho trẻ nhé.  

Sản phẩm bán chạy

Đồng hồ định vị ODY U88
Sale!

Đồng hồ định vị ODY U88

1,290,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Sale!

Đồng hồ định vị ODY watch S2

1,690,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Đồng Hồ Định Vị Thông Minh Ody Untral 2
Sale!

Đồng Hồ Định Vị Thông Minh ODY Untra 2

2,190,000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Sale!

Đồng hồ định vị trẻ em Ody watch S1 mini

980,000
Được xếp hạng 0 5 sao