Mỗi bậc phụ huynh sẽ lựa chọn cách giáo dục và dạy dỗ con cái khác nhau. Nhưng cho dù chọn cách nào thì các bậc phụ huynh cũng cần tránh những sai lầm của bố mẹ khi dạy con mà chúng tôi chia sẻ sau đây để đảm bảo bé phát triển và trưởng thành trong điều kiện tốt nhất.
1. Quá nuông chiều con
Không có gì nghi ngờ việc bố mẹ yêu thương con cái và mong muốn các bé nhận được những điều tốt đẹp mà họ chưa có. Và có lẽ chính điều này đã khiến các bậc phụ huynh nuông chiều con quá mức, đáp ứng mọi thứ mà bé muốn.
Hành động này của bố mẹ đã vô tình khiến trẻ trở nên hư hỏng đến mức bé chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có, lúc nào cũng đòi hỏi mà không chịu cố gắng đạt được hay lắng nghe chỉ dạy từ người lớn.
Để tránh con trở thành một người ương ngạnh, kiêu căng thì bố mẹ chỉ nên chiều con ở mức độ hợp lý, không nên thỏa mãn mọi nhu cầu của bé. Đồng thời, dạy trẻ muốn đạt được điều gì đó cần phải nỗ lực bằng chính sức của mình.
2. Không nhất quán trong cách dạy con
Đây là một trong những sai lầm của bố mẹ khi dạy con thường gặp ở các cặp đôi còn trẻ, mới có đứa bé đầu tiên. Dẫu biết rằng mỗi người sẽ có suy nghĩ riêng về việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Tuy nhiên, mỗi người một cách dạy không chỉ khiến bé tốt hơn, ngược lại có thể khiến trẻ khó chịu và mất định hướng vì không biết nghe theo lời chỉ dạy của bố hay mẹ.
Để tránh phạm sai lầm này, bố mẹ nên thống nhất với nhau về cách nuôi dạy con. Có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia giáo dục khi có sự bất đồng về cách dạy nào đó để tìm hướng đi tốt nhất, giúp con phát triển một cách toàn diện.
3. Không đặt ra kỷ luật cho con
Khi bố mẹ lười biếng trong việc đặt ra những quy tắc trong quá trình dạy dỗ con tức là đang tạo nên “tên quỷ nhỏ” cho người thân và thầy cô. Để tránh trẻ xem ngôi nhà là chắc khác nào là một món đồ chưa và ra sức quậy phá hay sử dụng các hành động xấu, lời thô tục trêu chọc bạn bè… thì nên lập ra những kỷ luật nghiêm khắc.
Việc sống có kỹ thuật, nề nếp không chỉ giúp trẻ biết cách tôn trọng mọi người, hành xử đúng mực mà còn học hành hiệu quả hơn, cân bằng được giữa thời gian học và chơi.
4. Áp đặt suy nghĩ của mình lên con
Cho dù con còn nhỏ tuổi nhưng vẫn là một cá thể, có suy nghĩ, ước mơ và tương lai riêng. Do đó, các bậc phụ huynh không nên áp đặt suy nghĩ, mong muốn và kỳ vọng của mình lên trẻ. Chẳng hạn như việc đàn hay, vẽ đẹp, đây là những thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc bé đã thích.
Tất nhiên, các bậc phụ huynh có dạy con về đam mê, có bé học lớp năng khiếu nhưng hãy tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Đừng nên chủ quan nghĩ rằng những quyết định của bố mẹ luôn đúng, tốt cho con sau này mà bắt trẻ phải tuân thủ theo.
5. So sánh con với người khác
Một trong những sai lầm của bố mẹ khi dạy con không thể bỏ qua nữa đó chính là hay so sánh trẻ với người khác. Các bậc phụ huynh có thể bị ám ảnh khi so sánh sự phát triển, thành tích học tập của con với những em bé khác mà không nhận ra điều đó. Việc bố hay so sánh con với bạn bè có thể khiến trẻ mệt mỏi, bị tổn thương, thậm chí là trở nên trầm cảm, ít nói và tự ti.
Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển, kỹ năng và thế mạnh riêng. Vì thế các bậc phụ huynh không nên mang ra so sánh mà thay vào đó hãy tạo điều kiện, khuyến khích bé phát triển các thế mạnh của mình.
6. Kỳ vọng làm cha mẹ hoàn hảo
Đây là sai lầm khi dạy con mà phần lớn các bậc phụ huynh đều phạm phải. Trong thời đại công nghệ 4.0, có không ít bố mẹ trở nên vô cùng hoàn hảo trên Instagram, facebook và tiktok. Họ thường xuyên đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn dạy con cái, thậm chí là chỉ trích cách làm bố mẹ của nhiều người.
Chính điều này đã vô tình khiến trẻ bị tổn thương chỉ vì bố mẹ muốn trở thành người hoàn hảo trên mạng xã hội. Họ bắt trẻ phải làm theo những yêu cầu của mình mà không quan tâm tới suy nghĩ cũng như bé có thích hay không.
7. Ám ảnh với giấc ngủ
Giấc ngủ của trẻ luôn khiến nhiều bậc phụ huynh bị ám ảnh và mệt mỏi. Các cha mẹ thường cố gắng rèn con ngủ suốt đêm để mình cũng có một giấc ngủ sâu.
Nhưng trên thực tế, giấc ngủ của mỗi trẻ nhỏ thường không giống người lớn và mỗi bé có một kiểu ngủ riêng. Việc bố mẹ ép con ngủ, thức theo ý mình có thể khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí tuệ và sức khỏe.
8. Quên mất trẻ học bằng cách quan sát người lớn
Trẻ em thường nhìn và học theo những cử chỉ, hành động và lời nói của người lớn. Thế nhưng, các bậc phụ huynh lại quên mất điều này trong quá trình phát triển của con. Dẫn đến có những hành vi không đúng mực hay sử dụng từ ngữ thô tục.
Để thể có thể học được những đức tính tốt và trở thành người có ích cho xã hội thì bố mẹ nên làm gương. Hãy thật cẩn thận trong mọi hành động trước mặt con và nên cho bé thấy những điều tốt đẹp để con học theo.
Xem thêm: Tất tần tật những đức tính tốt mà cha mẹ cần phải dạy con
9. Quên mất trẻ đang lớn
Gần như các bố mẹ hiện nay đều quên mất rằng con đang phát triển và trưởng thành. Dẫn đến khi bé đã lớn, biết suy nghĩ vẫn còn chăm bẵm như em bé và mong con luôn quấn quýt bên mình như lúc nhỏ.
Thực tế, càng lớn trẻ càng muốn xa bố mẹ, hướng đến các mối quan hệ bạn bè, muốn đi ra bên ngoài nhiều hơn để vui chơi và khám phá thế giới. Việc cấm bé ra ngoài một mình vì cho rằng con còn nhỏ, lo sợ bé gặp nguy hiểm có thể khiến bé trở nên thụ động, ngại giao tiếp và mất tự tin.
Vì thế, để con kết giao được nhiều bạn bè, trở nên năng động, mạnh dạn và tự tin hơn thì bố mẹ nên cho con đi ra, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Nếu bố mẹ lo lắng bé rơi vào tình huống nguy hiểm như bắt cóc thì có thể trang bị đồng hồ định vị dành cho trẻ em Wonlex. Với chiếc đồng hồ này, bố mẹ có thể xác định vị trí, xem hình ảnh, nghe âm thành từ phía bé. Đồng thời, trẻ cũng có thể nhanh chóng liên hệ cầu cứu khẩn cấp khi gặp rủi ro.
10. Nghĩ khả năng học tập của con giống mình
Có không ít bố mẹ tin con cũng thừa hưởng khả năng học tập như mình và đặt kỳ vọng quá lớn. Thậm chí cho rằng bé thông minh giống mình nên sẽ có thể học được mọi môn năng khiếu, dẫn đến đăng ký nhiều lớp học ngoài giờ.
Điều này có thể vô tình khiến bé bị áp lực, mệt mỏi, căng thẳng do phải học quá nhiều môn và không có thời gian nghỉ. Khi tinh thần trẻ không thoải mái, thư giãn thì việc học hành có thể bị giảm sút.
11. Không khen thưởng hành vi tích cực của con
Sự tự tin về giá trị bản thân ở trẻ nhỏ rất mong manh. Các bé rất dễ bị tổn thương, mất đi sự tự tin nếu gặp những chuyện thất bại, bị bạn bè chọc ghẹo. Vì thế, để con không đánh mất điều này, luôn mạnh dạn và đầy nhiệt huyết thì bố mẹ nên dành những lời tán dương hay phần thưởng nhỏ khi trẻ làm được việc tốt.
Nhưng trên thực tế, đa số bé mẹ quên mất điều này trong quá trình giáo dục con cái. Khiến trẻ càng lớn càng trở sống thu mình, không dám thể hiện bản thân chỉ vì không còn tin vào giá trị của chính mình.
12. Giúp con hiểu được cảm xúc của mình
Đây cũng là một sai lầm khi giáo dục con mà nhiều bậc phụ huynh đang mắc phải. Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc biểu đạt các cảm xúc vui, buồn và cũng không hiểu tại sao mình lại như vậy.
Lúc này, nếu có sự chỉ dạy, giải thích từ người lớn thì bé có thể biết được lý do mình khóc, mình vui. Điều này sẽ giúp các bé phát triển trí thông minh cảm xúc hiệu quả hơn.
Làm cha mẹ là một thử thách đầy gian nan, khó khăn, nhất là đối với những người có con đầu lòng. Bởi vì, để có thể nuôi dạy con cái trở thành một đứa trẻ tài giỏi thì các bậc phụ huynh phải trang bị rất nhiều kiến thức và cẩn trọng trong mọi lời nói, hành vi trước mặt con cái. Và trong các kiến thức về giáo dục trẻ nhỏ, bố mẹ đừng quên lưu ý những điều sai lầm khi dạy con mà chúng tôi đề cập ở trên nhé.
Tham khảo thêm: Chia sẻ bí quyết rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học